Báo giả, cảm biến giả trong cảm biến chuyển động, cảm biến hồng ngoại như thế nào?

NGUYÊN NHÂN CỦA NHIỄU:

Báo động giả, cảm biến giả trong thiết bị điện cảm ứng trong một số trường hợp là nỗi khiếp sợ của chủ nhà và uy hiếp tới hình ảnh của công ty. Báo động giả của cảm biến hồng ngoại (Còn gọi là Cảm biến chuyển động) so với cảm biến vi sóng chiếm đa số, bởi công nghệ sử dụng và cũng vì cảm biến vi sóng chưa được sử dụng rộng rãi trên thị trường.

Báo động giả có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan, đôi khi tác động từ vật nuôi như chó, mèo, chim, chuột, cây cảm, quần áo, ... và đôi khi chỉ là ánh năng, gió, ... cũng khiến cảm biến hồng ngoại bị nhiễu và báo động giả.

Nhà sản xuất đã tính tới chuyện hạn chế báo động giả này, tuy nhiên bạn cần hiểu độ nhạy tỷ lệ với độ nhiễu, nghĩa là: nếu độ nhậy, độ cảm ứng cao thì nhiễu hay báo động giả cũng phải cao, đồng thời yêu cầu kỹ thuật lắp đặt cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt để đảm bảo nhiễu nhỏ nhất có thể.

Theo chúng tôi nhận thấy, báo động giả đa số là nhân viên lắp đặt chưa tuân thủ đúng kỹ thuật hoặc thiếu kinh nghiệm, kỹ năng lắp đặt cảm biến hồng ngoại. Do thiếu hiểu biết về kỹ thuật và chủ quan không đọc kỹ hướng dẫn lắp đặt, lắp đặt không đúng cách dẫn đến tần suất nhiễu cao.

Phần lớn các công ty đều đưa ra chỉ dẫn cụ thể, có tổ chức các buổi hướng dẫn lắp đặt miễn phí, hay như nhân viên kinh doanh khi tiếp xúc với khách hàng cũng đã có những hướng dẫn chi tiết. Điều này là cần thiết nếu người lắp đặt chưa lắp đặt bao giờ hoặc chưa thành thục, lỗ lực của các công ty là không nhỏ để tạo thói quen trong người lắp đặt và chủ nhà. Một số các nhân viên lắp đặt có tư tưởng "ăn xổi" nghĩa là lắp đặt xong lấy tiền là hết, ...

Cần hiểu: Cảm biến hồng ngoại, cảm biến chuyển động là gì? trước khi đi vào tìm giải pháp khắc phục:

Trước hết phải hiểu khái niệm cảm biến hồng ngoại là gì, bạn cần hiểu ý nghĩa của từ "hồng ngoại" trong cảm biến là gì?. Thực ra phải gọi chính xác theo chuyên môn trong cảm biến đó là "hồng ngoại thụ động" (tiếng anh là: Passive Infrared, viết tắt là PIR). Vậy có thụ động (nhận tín hiệu hồng ngoại) thì phải có chủ động (nguồn hồng ngoại), "hồng ngoại chủ động" (tiếng anh là: Active Infrared) là nói đén vật thể bức xạ tia hồng ngoại, còn cái cảm biến chúng ta thường dùng này nó không phát ra tia hồng ngoại gì cả, nó chỉ nhận tia hồng ngoại phát ra từ cơ thể người (hoặc nguồn nhiệt bất kỳ), sau đó phân tích để xác định điều kiện báo động, vậy nên nó được gọi là "hồng ngoại thụ động", nó chỉ nhận tia hồng ngoại chứ không phát ra tia hồng ngoại.

Tôi thấy nhiều trường hợp nhân viên tư vấn nói về việc "phát tia" này nọ, rồi người đi qua cắt tia hồng ngoại là chưa đúng.

Dưới đây tôi sẽ đưa một số hình ảnh minh họa của cơ chế hoạt động của cảm biến hồng ngoại PIR điển hình, để các bạn thấy người nhân viên đó nói chưa đúng chỗ nào. Tôi sẽ chỉ nói đơn giản, ngắn gọn về ứng dụng và nguyên lý của nó, chứ không đi sâu vào phân tích kỹ thuật, cấu tạo của cảm biến.

Nguyên lý hoạt động của cảm biến hồng ngoại, cảm biến chuyển động:

Nguyên lý cảm biến hồng ngoại | Cảm biến hồng ngoại hoạt động như thế nào?

Các cảm biến PIR có 1 hoặc nhiều mắt cảm biến (sensor) với 2 đơn vị (element). Chắn trước mắt cảm biến là 1 lăng kính (thường làm bằng plastic), chế tạo theo kiểu lăng kính fresnel. Lăng kính fresnel này có nhiệm vụ chặn lại và phân chia tia hồng ngoại thành nhiều vùng (zone) cho phép tia hồng ngoại đi vào mắt sensor (Có thể hình dung rằng chúng ta nhìn qua 1 chiếc rổ thưa, chúng ta chỉ nhìn thấy qua những ô trên chếc rổ mà không thể nhìn thấy phần bị chắn bởi các lan của chiếc rổ, những ánh sáng từ phía ngoài lọt qua chiệc rổ, tán xạ xung quanh vùng mắt của ta). Nếu không có lăng kính fresnel, không gian trước mắt cảm biến là 1 khối dội hết vào mắt cảm biến, như vậy sẽ không có tác dụng phân biệt sự chuyển động, và sẽ cực kỳ nhạy với bất kỳ sự thay đổi nhiệt độ nào của môi trường.

Hai đơn vị của mắt sensor có tác dụng phân thành 2 điện cực. Một cái là điện cực dương (+) và cái kia là điện cực âm (-). Khi hai đơn vị này được tuần tự kích hoạt (cực này xong rồi đến cực kia) thì sẽ sinh ra 1 xung điện, xung điện này kích hoạt sensor, vi điều khiển xử lý tín hiệu và bật thiết bị. Hai cực này được nhận tín hiệu từ sự khuếch tán hồng ngoại của lăng kính fresnel, nên khoảng cách được mở rộng. Chính vì nguyên lý này, khi người đi theo hướng vuông góc với khu vực kiểm soát của sensor (hướng mũi tên như hình trên), thân nhiệt từ người (bức xạ hồng ngoại) sẽ lần lượt kích hoạt từng đơn vị cảm biến và làm sensor báo động.

Vậy do nguyên lý này, nếu người chuyển động theo hướng song song của hướng cảm nhận của mắt cảm biến, phát ra cùng lúc 2 luồng bức xạ qua lăng kính fresnel đập vào đồng thời 2 đơn vị cảm biến, xung điện không tạo ra, và lúc này sensor không báo động. Đây là điều hết sức cơ bản, nhưng nhiều người lắp đặt cảm biến PIR thường không hề lưu ý đến. Họ chỉ đơn giản đặt mắt cảm biến hướng mắt ra khu vực cần kiểm soát mà không quan tâm đến hướng đột nhập của kẻ trộm. Nguyên tắc là phải đặt mắt sensor hướng vuông góc với hướng khả dĩ nhất mà kẻ trộm có thể di chuyển hoặc người di chuyển để bật đèn. Như vậy sẽ tăng sắc xuất cảm nhận chính xác của cảm biến. Đặt song song với hướng di chuyển của người, người sẽ di chuyển thawnge đến cảm biến mà nó không hề kích hoạt. Tuy nhiên các bạn sử dụng cảm biến của chúng tôi có thể yên tâm hơn, bởi chúng tôi đã nghiên cứu ra loại lăng kính có thể nhận biết ngay cả khi bạn đặt song song với hướng đi.

CÂN NHẮC KỸ VỊ TRÍ LẮP ĐẶT CẢM BIẾN

Trong hướng dẫn lắp đặt của chúng tôi và hầu hết các nhà sản xuất cảm biến PIR khác đều có ghi chú và diễn dải về các vị trí lắp đặt cảm biến cần tránh. Nếu không để ý kỹ,

Được đăng vào

Viết bình luận