Cách chọn Aptomat và tính định mức cho từng phòng, từng nhóm thiết bị

Hướng dẫn chọn aptomat phù hợp với công suất điều hòa

Ngoài việc chọn mua cho mình chiếc điều hòa phù hợp với diện tích phòng lại tiết kiệm điện năng bạn cũng nên tham khảo việc chọn aptomat phù hợp với công suất điều hòa nữa nhé. Để chọn lựa attomat chuẩn chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua về cấu tạo của aptomat nhé.

Cách chọn Aptomat và tính định mức dòng

Chọn aptomat phù hợp với công suất điều hòa

Cấu tạo của aptomat

A ) Tiếp điểm

Aptomat thường có 2 đến 3 loại tiếp điểm, tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ và tiếp điểm hồ quang.Với cácaptomat nhỏ thì không có tiếp điểm phụ. Tiếp điểm thường được làm bằng vật liệu dẫn điện tốt, chịu được nhiệt độ do hồ quang sinh ra, thường làm hợp kim Ag-W, hoặc Cu-W. Khi đóng mạch thì tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại. Như vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ được tiếp điểm chính. Tiếp điểm phụ được sử dụng để tránh hồ quang cháy lan sang làm hỏng tiếp điểm chính.

B) Hộp dập hồ quang

Thường sử dụng những tấm thép chia hộp thành nhiều ngăn cắt hồ quang thành nhiều đoạn ngắn để dập tắt.

Hướng dẫn chọn aptomat

Chọn định mức dòng điện Aptomat hạ thế theo nguyên tắc: IB < In < Iz
IB là dòng điện làm việc lớn nhất của các thiết bị điện cần bảo vệ.
Iz là dòng giới hạn cho phép của dây dẫn.
* Lựa chọn aptomat chủ yếu dựa vào các thông số sau:

Dòng điện tính toán đi trong mạch điện

Dòng điện quá tải

Khả năng thao tác có chọn lọc

Ngoài ra lựa chọn aptomat còn phải căn cứ vào điều kiện làm việc của phụ tải là Aptomat không được phép cắt khi có quá tải ngắn hạn, thường xảy ra trong điều kiện làm việc bình thường như dòng điện khi mở máy động cơ điện, dòng điện cực đại trong các phụ tải công nghệ.
Yêu cầu chung là dòng điện định mức của các phần tử bảo vệ không đươc nhỏ hơn dòng điện tính toán của mạch điện. Tùy theo đặc tính và điều kiện làm việc cụ thể của phụ tải, người ta hướng dẫn lựa chọn dòng điện định mức của phần tử bảo vệ bằng 1,25 ; 1,5 hoặc lớn hơn so với dòng điện tính toán trong mạch.

Vậy aptomat nào phù hợp với công suất điều hòa nhà bạn?

Theo kinh nghiệm của chúng tôi việc chọn aptomat cho điều hòa phụ thuộc vào dòng điện của máy.
Công suất 9000btu: 3,5 – 4A chọn aptomat 8 – 12A.
Công suất 12000btu: 4 – 5,5 A chọn aptomat 10 – 16A.
Công suất 18000btu: 6 – 8A chọn aptomat 16 – 20 A.
Vì sao dòng điện chỉ có 3,5 đến 4A mà chọn aptomat đến 16A, bởi vì khi máy khởi động dòng sẽ tăng cao đột ngột, đối với máy cũ dòng điện cũng tăng lên theo tuổi thọ của máy. Vì vậy để đảm bảo an toàn về lâu dài khi lắp đặt điều hòa quý khách nên chọn aptomat như trên là hợp lý nhất.
Chúc quý khách sử dụng điều hòa an toàn, hiệu quả, luôn giữ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Lưu ý khi lựa chọn automat cho bình nóng lạnh

Việc lựa chọn aptomat cho bình nóng lạnh giúp tiết kiệm điện năng và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Trong các thiết bị điện ngày nay đều có thiết bị chống giật nhưng không ai có thể đảm bảo thiết bị đó có thể hoạt động mà không bao giờ hỏng. Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thì người ta lắp thêm aptomat riêng cho tất cả các thiết bị có công suất lớn.

Chọn aptomat phù hợp với công suất bình nóng lạnh nhà bạn

Rất nhiều người cho rằng, vì chiếc bình nóng lạnh đã có rơle ngắt điện nên yên tâm để cắm điện suốt 24/24 giờ và không bao giờ ngắt aptomat. Kể cả trong lúc đang tắm, mà không biết, đó là nguyên nhân khiến dây mayso cũng như một số bộ phận – nhất là bộ phận cách điện khác – bị hỏng do hoạt động quá tải. Đó là chưa kể thói quen này tiêu tốn của các gia đình khá nhiều tiền điện.
Ngoài việc lắp đặt aptomat cho bình nóng lạnh bạn cũng nên lắp dây chống giật để đảm bảo an toàn điện khi sử dụng.

Tại sao phải lắp aptomat cho bình nóng lạnh

Trên thực tế, để xảy ra rò điện ở bình nóng lạnh, lỗi chủ yếu thuộc về người sử dụng. Điều đầu tiên là do các gia đình lắp bình mà không tuân thủ các nguyên tắc về lắp đặt bình nóng lạnh.
Một số gia đình do tiết kiệm mà không lắp aptomat riêng cho bình nóng lạnh, cũng bỏ luôn việc lắp dây tiếp đất (dây tiếp đất là dây triệt tiêu khi có dòng điện, có thể tránh được nguy cơ giật do rò điện từ các thiết bị gia đình).
Đối với những hộ gia đình đang sử dụng các bình nóng lạnh đời cũ, lắp đặt đã vài ba năm trở lên, nên tự trang bị một chiếc cầu dao tự động so lệch được bán ở các cửa hàng thiết bị điện. Ngoài chức năng bảo vệ như các cầu dao tự động bình thường, loại cầu dao này có thêm chức năng đặc biệt là tự động ngắt mạch khi hệ thống điện có dòng rò hoặc bị chạm mát.

Lưu ý khi lắp đặt aptomat cho bình nóng lạnh

Với những nơi ẩm ướt như nhà tắm, máy giặt… nên lắp đặt aptomat loại có độ nhạy cao. Tuy nhiên, thiết bị này khiến người sử dụng “tương đối khó chịu”: Vào những hôm trời nồm, không khí có độ ẩm cao, có hiện tượng đọng nước ở các thiết bị, dòng điện theo đó rò ra ngoài, và rơle sẽ tự động ngắt hoàn toàn nguồn điện. Chỉ khi không khí khô trở lại thì nguồn điện mới được khôi phục, nếu không chúng ta phải tháo rơle ra! Việc lắp aptomat giúp cho quá trình sửa bình nóng lạnh an toàn hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Ngoài ra, một nguyên tắc bất di bất dịch khác để đảm bảo an toàn trong khi sử dụng bình nóng lạnh, đó là phải thường xuyên súc rửa, bảo dưỡng bình theo khuyến cáo của nhà sản xuất để các bộ phận của bình không bị sớm lão hóa, hỏng, vỡ và gây rò điện.

Được đăng vào

Viết bình luận