Hướng dẫn lắp Vườn hoa tưới nước tự động hoặc điều khiển qua điện thoại

Trồng cây cảnh và được chăm sóc chúng quả thật tạo cho chủ nhân một cảm giá rất sảng khoái và tao nhã. Để chăm sóc cây luôn tươi tốt, mỗi một loại cây đều cần được chăm sóc và tưới nước thường xuyên, tuy nhiên đôi khi chúng ta bận công việc và không thể đảm bảo được điều này.

Với giải pháp tự dộng cho công việc tưới cây cảnh trong thời gian chủ nhân của chúng bận công việc, sẽ giúp cho vườn cây luôn tươi tốt và đẹp hơn mỗi ngày cho dù chủ nhân của chúng phải đi công tác hay du lịch, ...

Chỉ với chi phí chưa tới 1 triệu, bạn đã có một vườn cây luôn xanh tốt và đáng tự hào với bạn bè vì điều đó và cũng tự hào vì ta là người sáng tạo và yêu thích công nghệ.

Để biết hơn về ưu điểm và cách thi công, chúng tôi xin chia sẻ một vài cảm nhận và quá trình làm hệ thống này dưới đây:

 

Dù phải đi chơi, về quê, bạn vẫn có thể điều chỉnh lượng nước tưới cho cây tùy thời tiết của nơi bạn đặt cây cảnh.

Vườn hoa tưới nước tự động

Bạn có thể dành khoảng ban công khoảng 4 m2 để đặt bàn làm việc, trồng hoa, một vài cây lấy quả như ớt, khế, ...

 

Vườn hoa tưới nước tự động

Chậu được đặt trên các khay nhựa giúp nước không bị rơi xuống nhà dưới, đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ.

 

Tưới nước tự động theo thời tiết

Nếu bận rộn với công việc nên có ít thời gian chăm chút cho nhà cửa. Tuy nhiên, vườn hoa của bạn lúc nào cũng rực rỡ, cây khế, ớt đều sai quả.

 

Hệ thống van tưới cây tự động

Bạn có thể đã thiết lập hệ thống tưới tự động có hẹn giờ theo ý muốn. Lắp đặt với chi phí vật tư tối thiểu là 870.000 đồng. (Số tiền có thể lớn hơn tùy vào tình hình thực tế và biến động giá cả).

 

Nếu gia đình thỉnh thoảng đi về quê hoặc du lịch xa nên bạn nên lắp thêm hệ thống điều điều khiển việc tưới nước từ xa bằng phần mềm trên điện thoại.

Đặt hẹn giờ tưới 4-8 lần một ngày với lượng nước vừa phải thay vì tưới thật nhiều nước trong 1-2 lần.

 

Vòi nước được chôn xuống đất, có sỏi chèn ở trên đảm bảo cho nước không bị bắn ra bên ngoài.

 

Với những cây cần ít nước, chủ nhà thắt cho vòi nhỏ lại để nước chảy ít hơn.

 

Ớt, khế sai chĩu quả nhờ hệ thống tưới nước thông minh

 

Bạn có thể đóng một chiếc bàn nhỏ (gỗ: 250.000 đồng, chân sắt: 150.000 đồng) để làm việc, lướt mạng ngoài ban công những ngày trời đẹp. Bàn có thể gập gọn khi không sử dụng.

 

 

Sau đây mình sẽ hướng dẫn kỹ hơn về kỹ thuật lắp một hệ thống như vậy

 

PHƯƠNG ÁN ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG SỬ DỤNG Ổ CẮM HẸN GIỜ CHUẨN XÁC TỪ GIÂY MỘT

 

Với phương án này bạn mua một thiết bị hẹn giờ có thời gian cài đặt tối thiểu là 1 giây SG36, sau đó cài đặt lịch bơm nước tưới hàng tuần. Ổ cắm hẹn giờ sẽ tự động bật (Cấp điện) để mở van điện từ nước khi tới thời gian mở và tắt tự động.

Nên đặt lịch trình tưới 4-8 lần/ngày với thời gian mở từ 10 đến 20 giây để lượng nước tưới vừa phải thay vì bạn tưới 1-2 lần mà nhiều nước. Ví dụ bạn tưới vào các khung giờ sau 6h00'00'' đến 6h00'15''; từ 9h00'00'' đến 9h00'15''; từ 12h00'00'' đến 12h00'15''; từ 15h00'00'' đến 15h00'15''; từ 17h00'00'' đến 17h00'15''; ...

Phương án này không thể ngưng tưới khi trời có mưa. Vì nếu bạn muốn hệ thống nhận biết trời mưa thì cần lắp thêm cảm biến mưa hoặc cảm biến độ ẩm rất phức tạp và đắt đỏ. Bạn tham khảo tưới nước điều khiển qua điện thoại dưới đây

 

Vật liệu: 

+) Dây ti ô vừa đủ từ vòi nước đến cây cảnh. Các cút nối dây tùy theo số lượng cây cảnh.

+) Khóa điều chế lượng nước cho từ cây, hoặc có thể can thiệp bằng thủ công như sử dụng nút thấm để hạn chế lượng nước chảy quá nhiều vào cây.

+) Van điện từ nước có tiếp điểm thường đóng (Trạng thái khóa nước): Có thể dùng loại có nguồn là 220V nhưng phải có tiếp đất. Hoặc dùng van từ điện nước có nguồn là 12V-24V thì ta cần có biến áp.

+) Đồng hồ hẹn giờ tắt tối thiểu giây: SG36 (Chỉ có loại này mới thích hợp cho hệ thống tưới cây của bạn vì nó có thể hẹn thời gian bật tính bằng giây được).

+) Phích cắm, dây điện và dụng cụ điện cần thiết.

 

Phương án lắp đặt:

Đường ống nước cấp nước đến vị trí lắp đặt (Có van khóa bằng tay) lắp nối tiếp một van điện (Tiếp điểm thường đóng), sử dụng đồng hồ hẹn giờ SG36 để điều khiển tự động van điện đóng mở theo thời gian mình cài đặt.

 

Các bước thi công một hệ thống tưới cây tự động:

Bước 1: Sắp xếp cẩn thận các chậu cây cảnh cho hợp lý nhất.

Bước 2: Buộc gọn dây ti ô chính từ vòi nước đến điểm cuối (Phải qua hết những cây cảnh).

Bước 3: Khi tới gốc cảnh nào cần tưới thì cắt dây chính và nối vào đầu nối chữ T để dòng dây xuống gốc, buộc gọn, vùi hoặc cố định 1 đoạn xuống gốc để tránh dây bị bật khỏi góc khi nước xả. (Nếu có thể thì nên sử dụng loại ống nhánh là các loại ống nhỏ hơn ống chính, nếu không có thì bạn nên thu hẹp đầu chảy của ống nhánh tránh trường hợp tưới tràn lan và làm mất áp lực cho những gốc cây khác. Thường thì thợ chuyên nghiệp sẽ có đầu tưới nhỏ giọt, mình không có thì nên tận dụng bất cứ thứ gì để phù hợp)

Bước 4: Gắn van điện (Van phải là van thường đóng) vào vòi nước cho cẩn thận (Lưu ý là nên có 1 khóa cơ trước van điện để tiện việc điều tiết), nếu vị trí đó còn cần cho nhu cầu sử dụng nước khác nữa thì bạn nên nối thêm đoạn ống khác để tiện cho việc sử dụng sau này, đoạn nối thêm vẫn cần có khóa nhé).

Cách kiểm tra van có tốt hay không hoặc van có phải là thường đóng không: Thổi vào 1 đầu nếu thấy khí không lọt qua là van thường đóng tốt, nếu khi lọt qua được thì đó là van thường mở hoặc van đó bị hở.

 

Van điện từ cho hệ thống hẹn giờ tưới cây tự động


 

Bước 5: Nối dây tưới chính vào van điện.

Bước 6: Nối dây tiếp đất cho van điện. (Nên sử dụng nếu bạn dùng loại van 220V)

Bước 7: Nối dây điện từ van điện đến phích cắm gần nhất và hợp lý. Đấu phích cắm cho đầu cuối. (Sử dụng loại chấu tròn nhỏ gọn).

Bước 8: Hẹn giờ cho Ổ cắm hẹn giờ SG36 theo những lịch tưới mà mình đã có kế hoạch. Cắm phích của van vào Ổ cắm hẹn giờ SG36 và cắm Ổ cắm hẹn giờ SG36 vào ổ cắm.

Bước 9: Theo dõi lịch trình và điều chỉnh cho phù hợp hơn.

 

PHƯƠNG ÁN ĐIỀU KHIỂN QUA ĐIỆN THOẠI HOẶC ĐIỀU KHIỂN QUA MẠNG WIFI-3G 4G

 

Phương pháp này khá tốn kém, tuy nhiên chủ nhà có thể chủ động hơn trong việc điều tiết nước. Nhưng cũng sẽ rất dễ quên khi bận công việc mà không để ý tới. Tôi sẽ nói sơ qua phương pháp này, các bạn đọc có thể ứng dụng vào các công việc khác.

 

PHƯƠNG ÁN KẾT HỢP TỰ ĐỘNG VÀ CAN THIỆP BẰNG ĐIỆN THOẠI

 

 

 

NHỮNG CHÚ Ý QUAN TRỌNG KHI THI CÔNG

 

Đối với van nước, bạn có thể chọn loại van 12V hoặc van 24V để an toàn về điện hơn. Tuy nhiên phương án này khá tốn kém bởi cần phải mua thêm biến áp. Trong trường hợp bất khả kháng bạn nên sử dụng dây tiếp đất khi chọn loại van đóng mở nước sử dụng nguồn 220V.

 

 

Xem thêm các hệ thống khác:

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị tưới, hình thức tưới khác nhau, dẫn đến nhiều bà con khó lòng xác định được đâu là hệ thống, thiết bị phù hợp nhất với nhu cầu cây trồng, và trong khả năng đầu tư của mình. Vậy khi bà con có nhu cầu lắp đặt hệ thống tưới nước tự động cần chú ý những vấn đề gì để tiết kệm chi phí đầu tư và có một thệ thống tưới đáp ứng được nhu cầu nước của cây. Dưới đây, chúng tôi xin phép được đưa ra một số yếu tố cơ bản làm căn cứ lựa chọn hệ thống tưới tự động. Kính mong bà con tham khảo và có quyết định đúng đắn.

Việc lắp đặt hệ thống tưới nước tự động có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác trồng trọt. Theo kinh nghiệm của chúng tôi trong việc triển khai các hệ thống tưới, khi thiết bị có bán kính càng lớn, thường có chi phí càng thấp. Đối với một số loại cây có giá trị kinh tế thấp hơn như mía, mì, bắp… nên cân nhắc ứng dụng hình thức tưới di động.

1. LỰA CHỌN HÌNH THỨC TƯỚI:

Tưới nhỏ giọt hay tưới phun mưa, tưới trên tán cây, tưới theo hào, hay tưới dưới gốc. Phụ thuộc vào đặc điểm cây trồng, nguồn nước, kinh phí…Các loại cây thích hợp với hình thức tưới phun mưa như: cây cà phê, cây Hồ tiêu, cây Thanh Long, Cây Mía, cỏ voi, các loại cây hoa màu và lương thực như bắp, khoai các loại, đậu tương, đậu phộng…. Một số loại thích hợp cho tưới nhỏ giọt như cà chua, dưa trồng trong chậu, nho…

 

2. XÁC ĐỊNH NHU CẦU TƯỚI CỦA LOẠI CÂY TRỒNG:

Độ đồng đều của nước có ảnh hưởng nhiều hay ít đến sự phát triển của cây trồng; vấn đề cỡ hạt nước có ảnh hưởng gì đến cây trồng, lưu lượng nước bao nhiêu là đủ, cấu trúc của bộ rễ… Một số loại đầu tưới có cỡ hạt rất lớn, ngược lại có loại cỡ hạt nhỏ mịn. Hầu hết các loại thiết bị khó đạt được độ đồng đều 100%, mà thường chỉ 80-90% (đối với các hãng lớn, họ có thể tính toán được tương đối chính xác lưu lượng và độ đồng đều).

 

3. LỰA CHỌN ĐƠN VỊ TƯ VẤN, CUNG CẤP THIẾT BỊ:

Nhiều bà con tự mua thiết bị ngoài chợ rồi về tự lắp đặt nhưng cho kết quả không như mong đợi vì làm các thiết bị hoặc là kém chất lượng, hoặc là không có tư vấn chính xác khiến hệ thống không phát huy hết tác dụng.

 

4. YÊU CẦU NHÀ TƯ VẤN CUNG CẤP CÁC THÔNG TIN LIÊN QUAN: 

Lựa chọn phương pháp lắp đặt, thiết kế hệ thống tưới tự động, tính toán công suất máy bơm, tính toán cỡ đường ống nước; xác định chi phí cần đầu tư (gồm chi phí thiết bị đường ống, thiết bị tưới, chi phí lắp đặt), … .

 

5. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ ĐẦU RA TRƯỚC KHI ĐẦU TƯ – LẮP ĐẶT:

Các thông số đầu ra như tính toán độ đồng đều của hệ thống tưới, độ đồng đều càng cao càng tốt; tính toán lưu lượng và thời gian tưới; tính toán chi phí tưới (chi phí tưới cho mỗi hecta một năm, một tháng, …)

 

6. VẤN ĐỀ CƠ GIỚI HÓA, QUY MÔ ĐỒNG RUỘNG:

Đối với tưới các cánh đồng lớn, thường yêu cầu cơ giới hóa trong công tác gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch, khi đó đòi hỏi các thiết bị có bán kính tưới lớn, hoặc ứng dụng các biện pháp tưới Pivot, tưới bằng xe tự cuốn, …

 

7. CHI PHÍ ĐẦU TƯ, CHI PHÍ VẬN HÀNH:

Về chi phí, bà con lưu ý tính toán tới tổng đầu tư thay vì tính giá của từng thiết bị. Trên thị trường có những thiết bị chỉ vài ngàn đồng/đầu tưới, có loại vài trăm thậm trí tiền triệu. Nhưng ngoài đầu tưới thì chi phí đường ống cũng rất lớn. Có những bà con tự chế hệ thống tưới cho Thanh Long bằng hệ thống đường PVC tự đục lỗ, chi phí lên tới 70-80 triệu/hécta, trong khi đó đầu tư một hệ thống với bán kính khoảng 14-15m chỉ hết khoảng 30-40 triệu/hécta. Chi phí vận hành cũng cần được xem xét đến như chi phí dầu, chi phí sửa chữa, thay thế, chi phí nhân công vận hành hệ thống…

Theo kinh nghiệm của chúng tôi trong việc triển khai các hệ thống tưới, khi thiết bị có bán kính càng lớn, thường có chi phí càng thấp. Đối với một số loại cây có giá trị kinh tế thấp hơn như mía, mì, bắp… nên cân nhắc ứng dụng hình thức tưới di động.

 

8. CÁC LƯU Ý KHÁC:

Như tuổi thọ của hệ thống, các vấn đề gặp phải trong quá trình vận hành như tắc nghẹt, hỏng hóc, các tài liệu tham khảo và chế độ bảo hành…Kính chúc bà con có được hệ thống tưới tự động ưng ý nhất.

 

Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới tự động, kỹ thuật lắp đặt hệ thống tưới

 

Đo đạc tổng diện tích và xác định vị trí ngôi nhà và cây trong vườn để tính toán sao cho phù hợp. Khi chúng ta lên kế hoạch sử dụng hệ thống tưới tự động. Trước tiên chúng ta phải xác định chính xác lọai thiết bị tưới nào được thiết kế cho phù hợp...




 

A/ Các bước trong thiết kế:

- Đo đạc tổng diện tích và xác định vị trí ngôi nhà và cây.

- Kế tiếp bạn vẽ phác thảo.

- Trên bản phác thảo , phân chia công trình thành từng khu vực.

 

B/ Xác định quy mô trong thiết kế hệ thống

- Khi chúng ta lên kế hoạch sử dụng hệ thống tưới tự động. Trước tiên chúng ta phải xác định chính xác lọai thiết bị tưới nào được thiết kế cho phù hợp. Ta dựa vào :

1.) Áp lực nước (Bars)

2.) Lưu lượng nước (lít/ phút).
3.) Công suất hệ thống thiết kế.

C/ Chọn bình tưới

- Vị trí đặt bình tưới:

Có hai cách chọn bình tưới cơ bản khi sử dụng: Tưới quạt (Rotor T1-T3-CT70) và tưới phun (Spray LX). Tưới quạt dùng cho khu vực lớn. Tưới phun dùng cho khu vưc nhỏ.

 

Spray_LX                                               Rotor_T3

 

 

 

 

D/ Vẽ vị trí bình tưới

 

- Xác định khu vực nào bạn sẽ đặt bình tưới quạt và khu vực nào bạn sẽ đặt bình tưới phun. Bình tưới quạt nên đặt ở vị trí cách nhau từ 8m tới 12m. Bình tưới phun nên đặt ở vị trí cách nhau từ 3m tới 5m. Khoảng cách này sẽ cho phép tưới gối đầu lên nhau nhằm bảo đảm nước được cung cấp đều khắp mọi nơi. Không được sử dụng nhiều loại bình tưới trong cùng khu vực. Không được đặt khoảng cách đầu tưới quá xa. Đặt trong phạm vi khoảng cách cho phép được ghi trên vỏ hộp. Kích cỡ bình tưới quyết định khoảng cách của chúng. Ngoài ra nước của bình tưới này phải văng tơi vị trí của bình tưới kế nó.


E/ Phân chia công trình thành khu vực:

- Thông thường bạn phải phân chia công trình thành nhiều khu vực bởi vì lượng nước có sẵn không đủ cung cấp cho toàn bộ công trình cùng một lúc, ngoại trừ đó chỉ là khu vườn nhỏ.
 

- Bạn phải phân chịa công trình thành khu vực. Như vậy sẽ dễ dàng cho bạn khi thực hiện công trình. Bắt đầu bằng khu vực A,B,C,...

F/ Xác định vị trí Valves, vẽ và tính kích cỡ ống nước:

- Mỗi Khu vực trên bản vẽ đều có valve. Valve kiểm soát việc tắt mở dòng nước chẩy tới các bình tưới của khu vực. Biểu thị valve cho mỗi khu vực và một nhóm valves trong một dây chuyền gọi là valve cấp.

 

G/ Điểm nối

- Nối với máy bơm:

Khi sử dụng nguồn nước trong bể, hồ hay giếng chúng ta phải xử dụng bơm để tạo áp lực cho hệ thống tưới.

bạn nên ráp một Valve thường phía trước ống dẫn vào bơm. Valve một chiều nên đặt ngay đầu ra để tránh nước chẩy ngược lại. Valve thường (Valve kiểm soát) và đồng hồ áp lực cũng nên đặt ngay đầu ra để điều chỉ dòng chẩy và áp lực của hệ thống. Cố gắng giảm bớt tối đa đầu nối bởi vì chúng làm tồn thất áp lực.


H/ Lắp đặt hệ thống:

- Lắp đặt đường ống.

- Lắp đặt tủ điều khiển Bơm và Valve.

Được đăng vào

Bình luận

  • avatar

    icervouro
    What Is Amoxicillin And Clavulanate Potassium https://newfasttadalafil.com/ - cialis 20mg price Iawqjy Zvliyt Cialis Buy Propecia Online From Canada https://newfasttadalafil.com/ - order cialis

Viết bình luận