Lợi ích khi sử dụng cảm ứng tự động bật đèn

* An toàn cho người già và trẻ em vì trẻ em chưa có ý thức về an toàn điện, rửa tay còn ướt vẫn sờ lên công tắc rất nguy hiểm. Hoặc trẻ em tay còn nhỏ và chưa chạm tới công tắc nên có thể sử dụng vật gì đó để chạm vào công tắc gây nguy hiểm. Với người già thường xuyên đi vệ sinh vào ban đêm nên rất nguy hiểm khi phải mò tìm và bật công tắc và đặc biệt là quên tắt đèn khi sử dụng xong.

* Giúp cho tiết kiệm điện hàng tháng.

* Giúp cho ngôi nhà trở lên tiện nghi và thông minh hơn.

Cảm ứng hồng ngoại là cảm ứng phát hiện sự di chuyển của thân nhiệt có nhiệt độ cao bằng thân nhiệt của con người trở lên và đóng công tắc khi có người di chuyển với tốc độ tối thiểu 0,5m/s, nếu có nhiệt độ môi trường gần ngang với nhiệt độ của cơ thể con người thi khoảng cách cảm ứng bị ảnh hưởng và có thể giảm xuống còn 1-2m. (Trừ khi cảm ứng vi sóng sẽ không bị ảnh hưởng).

Ứng dụng của cảm ứng hồng ngoại:

* Ứng dụng để điều khiển tắt mở đèn trong nhà vệ sinh, hành lang, lối đi, ...

* Cảm ứng hồng ngoại thường tích hợp thêm cảm ứng ánh sáng để điều khiển điều kiện ánh sáng phù hợp thì mới kích hoạt chức năng cảm ứng hồng ngoại. Điều này giúp cho thiết bị trở nên tự động hóa không cần bất tắt công tắc hàng ngày.

Những điểm cần lưu ý khi ứng dụng cảm ứng hồng ngoại:

* Khi chỉnh về hình mặt trời thì cảm ứng sẽ hoạt động cả về ban ngày và ban đêm. Khi đó chức năng cảm ứng ánh sáng sẽ không hoạt động khi đủ độ sáng đã điều chỉnh.

* Khi điều chnhes về biểu tượng mặt trăng thì chỉ cảm ứng vào ban đêm. Nghĩa là chức năng cảm ứng hồng ngoại chỉ được kích hoạt khi điều kiện môi trường thiếu ánh sáng.

* Thời gian trễ.  Ví dụ: Hành lang nên để thời gian trễ khoảng 20s, điều khiển quạt gió và đèn trong nhà vệ sinh nên để thời gian trễ khoảng 30s -  90s. Còn chỉ dùng cho mục đích quạt gió thì để thời gian thấp nhất.

* Cảm ứng có thể để tắt mở đèn, quạt, điện cho văn phòng, nhà xưởng, gia đình. Tác dụng: Tiết kiệm điện năng cho gia đình, văn phòng, nhà xưởng.

* Dùng để làm thiết bị báo động, báo khách: kết nối thêm ra chuông, đèn, ...

Cảm ứng vi sóng là thiết bị cảm ứng sóng của cơ thể con người phát ra và cơ thể động vật có sóng phát ra như: Chó, mèo trên 2kg. Tần số của vi sóng phát ra là 5,8 GHz thì tần số này nhạy cảm với tần số của cơ thể con người và động vật nên khi có tần số của người và động vật vào khu vực phủ sóng của cảm ứng thì làm thay đổi bước sóng của cảm ứng dẫn đến công tắc sẽ đóng và bật đèn. Cảm ứng vi sóng không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của môi trường mà chỉ bị ảnh hưởng bởi sóng phát ra từ vật thể. Cảm ứng vi sóng có thể xuyên qua được cửa kính, cửa gỗ, tường thạch cao, nhựa.

 

Ứng dụng của cảm ứng vi sóng:

* Dùng để lắp đặt cho Showroom trưng bày: Vì khách bước vào cửa cách khoảng 1-2m đèn sẽ tự bật bên trong.

* Phòng khách trong gia đình, cầu thang, hành lang (Cầu thang / hành lang gần cửa phòng quá không nên sử dụng cảm ứng vi sóng) vì đi bên trong phòng cảm ứng vi sóng vẫn phát hiện người bởi cảm ứng vi sóng xuyên qua cửa.

* Dùng cho các tòa nhà văn phòng hoặc nhà máy, phong thay đồ của nhà máy. Vì các nhà vệ sinh của văn phòng / nhà máy thì thường có vavhs ngăn thì một người vào nhà vệ sinh bị vách che che thi cảm ứng hồng ngoại không sử dụng được. Còn cảm ứng vi sóng thì làm được điều đó nên ta nên sử dụng cảm ứng vi sóng.

Lợi ích của cảm ứng vi sóng:

* Giảm được chi phí đầu tư, không phải lắp nhiều cảm ứng như cảm ứng hồng ngoại.

* Với độ nhạy gần như gấp 2 cảm ứng hồng ngoại vì thế giúp cho đèn sẽ cảm ứng xa hơn, duy trì sáng liên tục hạn chế tình trạng tắt rồi mở lại như cảm ứng hồng ngoại ở khoảng cách xa.

* Không bị ảnh hưởng độ nhạy do điều kiện nhiệt độ môi trường lên cao đến 32~35 độ C.

* Có thể lắp âm vào các đèn ốp trần hiện tại, biến nó thành đèn cảm ứng mà không cần thay thế.

* Có thể lắp dấu lên trần, trong mặt công tắc nhựa, tránh nổi ra ngoài làm mất thẩm mỹ, ...

Được đăng vào

Viết bình luận